Warning: Expiry date cannot have a year greater then 9999 in /web/home/acnews/html/include/header.php on line 46
ACN :: Asia Community News
Now Loading...
  • 언어
  • 더보기
    • 아프리칸스어
    • 알바니아어
    • 아랍어
    • 벵골어
    • 불가리어
    • 카탈로니아어
    • 체코어
    • 덴마크어
    • 영어
    • 핀란드어
    • 프랑스어
    • 독일어
    • 힌디어
    • 헝가리어
    • 아이슬란드어
    • 이탈리아어
    • 크메르
    • 라오어
    • 말레이시아어
    • 몽골어
    • 미얀마
    • 네팔어
    • 네덜란드어
    • 노르웨이어
    • 페르시아어
    • 폴란드어
    • 포르투갈어
    • 루마니아어
    • 슬로바키아어
    • 스웨덴어
    • 터키어
    • 우르두어
    • 우즈베크어
  • 전체
  • 한국어
  • 중국어
  • 인도네시아어
  • 일본어
  • 스페인어
  • 베트남어
  • 우크라이나어
  • 타갈로그어
  • 러시아어
  • 태국어
Write

베트남의 모든 것

  • master profile Img
  • 마스터
  • undefined
카테고리

추천 그룹

  • 글쓰기
  • 목록
  • 북마크
  • My Posts

특징

  • 작성자 undefined  |   local 베트남
  • Mar 25, 2015, 20:08
  • google Translate
    • Vn
    • Ru
    • Kr
Translated by undefined   |   Mar 25, 2015, 20:08   |   Vietnamese
  • Phong Tục Ngày Cưới Việt Nam
  • Theo các phong tục ngày xưa, nghi lễ trong cưới hỏi phải gồm đủ sáu lễ. Đó là lễ "Nạp thái" (người mai mối đem ý định kết sui gia của nhà trai đến thưa chuyện với nhà gái). Lễ tiếp theo là "Vấn danh" (hỏi tên tuổi cô gái, cốt để nhờ thầy xem tuổi hai người xung hay hạp). Lễ thứ ba là "Nạp cát" (đưa tin vui, tức là tin về sự hợp tuổi, hai gia đình có thể tiến tới việc hôn nhân). Lễ thứ tư là "Nạp trưng" (nạp những lễ vật cần thiết đối với nhà gái). Lễ thứ năm là "Thỉnh kỳ" (nhà trai xin ngày cử hành hôn lễ) và lễ cuối cùng là "Thân nghing" (đón dâu).
    Nhưng ngày nay, chúng ta đã giản lược chỉ còn ba lễ chính: Chạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới.
    1. Những nghi thức trong lễ chạm ngõ
    Đây là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa hai gia đình cho phép đôi trẻ chính thức tìm hiểu nhau trước khi quyết định tiến đến cuộc sống hôn nhân. Lễ vật gồm một cặp trà, cặp bánh và trầu cau (số lượng tuỳ gia đình nhưng luôn luôn chẵn).
    Nhà trai đến nhà gái thường là bố, mẹ và chàng rể tương lai. Nhưng nếu có thêm cô, dì, chú, bác phải thông báo cho nhà gái biết trước.
    2.Lễ ăn hỏi
    Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây cũng là cột mốc quan trọng trong hôn nhân của đôi bạn trẻ, từ đây họ sẽ chính thức trở thành vợ chồng sắp cưới và chỉ chờ đến ngày tổ chức hôn lễ với sự góp mặt đông đủ của họ hàng, bạn bè hai bên. Việc chuẩn bị cho lễ ăn hỏi đôi khi cũng khiến nhiều bạn trẻ và gia đình lúng túng.

    3.Nghi Thức Lễ Cưới


    **Những điều cần quan tâm khi tổ chức.
    - Phải tìm hiểu chính xác, rõ ràng thông tin, những điều luật riêng của mỗi nơi tổ chức để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

    - Phí thuê nơi tổ chức nghi lễ? Có cần đặt cọc trước hay không?

    - Nơi tổ chức nghi lễ có cho phép  trang trí? Có thể yêu cầu trang trí theo ý mình? Và nếu có thì mức độ bao nhiêu?

    - Có thể rải hoa hay bông giấy, kim tuyến chúc mừng không?

    - Phí thuê mặt bằng tổ chức nghi lễ theo Công giáo đã bao gồm cả Cha xứ (người làm lễ) và ban nhạc chưa? Có thể sử dụng ban nhạc của mình không? Đặc biệt lưu ý nếu bạn tổ chức nghi lễ tại nhà thờ khác, không phải nhà thờ bạn thường xuyên đi lễ thì nên xin phép Cha xứ nhà thờ bạn thường đi.

    - Ai sẽ là người chịu trách nhiệm dọn dẹp vệ sinh sau khi buổi lễ kết thúc?

    - Nếu tổ chức ngoài trời thì khi mưa sẽ có phương án dự phòng gì để buổi lễ vẫn diễn ra tốt đẹp?

    - Có đủ chỗ cho khách mời và chỗ để xe cho họ không?

    - Chỗ vệ sinh, thay quần áo thế nào?

    - Phải xác định lối ra vào riêng cho buổi lễ, của cô dâu - chú rể, của tiệc trà nhẹ, của khách và lối thoát hiểm khẩn cấp.

    - Chú ý xem nơi tổ chức của mình có phù hợp với một số khách không? Người lớn, trẻ con sẽ phải chú ý đến sự an toàn nếu tổ chức ngoài biển, đồi núi…


목록
Send
위로 이동